Trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam – di sản văn hóa tồn tại qua quá trình dài lao động, sáng tạo chứa đựng những giá trị nghệ thuật, lịch sử của từng tộc người. Mỗi bộ trang phục từng tộc người thể hiện bản sắc riêng qua việc tạo dáng, trang trí họa tiết trên đó. Cách tạo dáng trang phục của phụ nữ mỗi dân tộc đều khác nhau. Hoa văn trang trí phản ánh sinh động môi trường sống, lòng yêu thiên nhiên, quê hương, con người… là cơ sở để thẩm định giá trị và thể hiện sự đảm đang, tài khéo léo của người ph?? nữ. Hoa văn trên trang phục tác động đến thị hiếu, tình cảm, thói quen của phụ nữ, đem lại niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống và lao động.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều dân tộc đứng trước nguy cơ mai một, mất đi nét sinh hoạt văn hóa, trong đó có trang phục truyền thống. Ở nhiều nơi, đồng bào dân tộc chỉ mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ, tết, khiến trang phục này gần như trở thành một thứ lễ phục không còn thân quen với đời sống sinh hoạt người dân. Thậm chí trang phục truyền thống đã mất ở một số cộng đồng dân tộc thiểu số. Hiện nay không ít thanh niên dân tộc thiểu số còn e ngại khi mặc trang phục của mình trước đám đông.
Vì vậy việc bảo tồn và phát huy các giá trị của trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số đang trở thành vấn đề cấp thiết trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay đối với những người làm công tác văn hóa và được chính chủ thể là đồng bào các dân tộc quan tâm.
Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có trang phục riêng gắn bó mật thiết với cuộc sống, là dấu hiệu để nhận biết tộc người, nơi cư trú, tập quán, nếp sống, nét văn hóa của dân tộc đó. |
Trang phục truyền thống nam và nữ trong đám cưới của người H’ Mông vùng cao phía Bắc. |
Trang phục truyền thống trong đám cưới của người Si La vùng Tây Bắc. |
Phụ nữ Lô Lô rạng ngời trong trang phục truyền thống. |
Trang phục của người Sán Chay, tỉnh Bắc Giang. |
Trang phục đồng bào dân tộc Mảng, tỉnh Lai Châu |
Sống giữa núi rừng, gần gũi với thiên nhiên, trang phục của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên giản dị với những đường nét khỏe khoắn nhưng không kém phần độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc và vùng miền. Trong ảnh: Các thanh niên dân tộc Ê Đê (Tây Nguyên) trong lễ bắt chồng. |
Di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên chứa đựng những giá trị độc đáo và đa dạng. Dấu ấn đó được thể hiện khá rõ nét trong trang phục truyền thống, tạo nên bản sắc văn hóa riêng của người Gia Rai, tỉnh Gia Lai. |
Trang phục truyền thống đậm chất Tây Nguyên của dân tộc Xơ Đăng. |
Trang phục truyền thống trong đám cưới của người Cơ Tu, tỉnh Quảng Nam. |
Không cầu kỳ như một số dân tộc vùng cao Tây Bắc, trang phục phụ nữ Chăm, tỉnh Ninh Thuận thể hiện nét duyên độc đáo, vừa kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường. |
Trang phục Khmer với những gam màu tươi tắn và tinh tế. |
Vừa qua, Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” được BộVăn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt nhằm mục tiêu: Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu “di sản văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu” góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; Đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc. |
.Trang web giải trí Spicy Award