Cách chức Giám đốc CDC Bình Phước
Ông Sáu được xác định là vi phạm quy định trong mua sắm vật tư y tế chống dịch liên quan đến Công ty Việt Á. Ảnh: Đình Trọng |
Liên quan đến việc mua sắm vật tư y tế của Công ty Việt Á, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước đã ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đối với ông Nguyễn Văn Sáu.
Ngày 8/4, ông Quách Ái Đức - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước đã ký quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Sáu – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh bằng hình thức cách chức.
Ông Nguyễn Văn Sáu bị cách chức vì vi phạm quy định về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và đã bị xử lý về mặt Đảng theo quyết định của Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Bình Phước.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước xác định Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra, giám sát để một số cán bộ, nhân viên trung tâm vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc mua vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Riêng ông Nguyễn Văn Sáu với vai trò là Đảng ủy viên Đảng ủy Sở Y tế, Bí thư Đảng ủy bộ phận, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cùng chịu trách nhiệm về những khuyết điểm, vi phạm của Đảng ủy bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Sáu còn vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.
Những vi phạm nêu trên là rất nghiêm trọng, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng nơi ông công tác.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy quyết định thi hành kỷ luật Đảng ủy bộ phận Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2022 bằng hình thức khiển trách và ông Nguyễn Văn Sáu bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Trước đó, CDC Bình Phước đã mua tất cả là 41,5 tỉ đồng vật tư y tế phòng dịch của Công ty Việt Á, đã thanh toán 7,1 tỉ đồng và chưa chuyển thanh toán 34,4 tỉ đồng.
Cũng trong năm 2021, CDC Bình Phước có mua 2 máy phục vụ công tác xét nghiệm gồm 1 máy PCR và 1 máy chiết tách tự động với tổng kinh phí là 2,75 tỉ đồng.
Cá nhân ông Nguyễn Văn Sáu - Giám đốc CDC Bình Phước xác nhận, đại diện Công ty Việt Á có đến cơ quan và gửi quà lại. Ông Sáu kiểm tra thì biết đó là quà của Công ty Việt Á gửi cho ông. Sau đó, ông Sáu muốn giao nộp cho cơ quan chức năng và Sở Y Tế Bình Phước dự định lập hội đồng để ghi nhận quà nhưng công an đã vào cuộc nên dừng lại.
Bắt “phó tướng” của tỉ phú Trịnh Văn Quyết
Bà Hương Trần Kiều Dung FLC. |
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định bị can Hương Trần Kiều Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán BOS có vai trò đồng phạm với bị can Trịnh Văn Quyết.
Ngày 8/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện các lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hương Trần Kiều Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán BOS; Phó chủ tịch thường trực Công ty CP Tập đoàn FLC, và bà Nguyễn Quỳnh Anh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS, để điều tra về hành vi thao túng thị trường chứng khoán”, quy định tại điều 211 bộ luật Hình sự.
Theo C01, các bị can Hương Trần Kiều Dung và Nguyễn Quỳnh Anh có vai trò đồng phạm với Trịnh Văn Quyết, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC.
Trước đó, chiều 29/3, C01 đã đồng loạt khám xét 21 địa điểm liên quan đến các doanh nghiệp thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, đồng thời thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC để điều tra về tội danh “thao túng thị trường chứng khoán”, quy định tại điều 211 bộ luật Hình sự. Tiếp đó, ngày 4/4, C01 đã bắt giữ bà Trịnh Thị Minh Huế, thành viên Ban kế toán Tập đoàn FLC và là em gái tỉ phú Trịnh Văn Quyết để điều tra cùng tội danh.
Bị can Hương Trần Kiều Dung (43 tuổi) từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại Tập đoàn FLC. Bà Dung từng 2 lần ngồi ghế Tổng giám đốc Tập đoàn FLC trong giai đoạn từ tháng 5/2015 đến tháng 3/2017 và từ tháng 7/2018 đến tháng 4/2020.
Ngoài chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán BOS, bị can Hương Trần Kiều Dung còn đảm nhận nhiều vị trí quản lý quan trọng tại các đơn vị thành viên như: Chủ tịch HĐQT CTCP FLC Travel, Chủ tịch Công ty TNHH đầu tư và phát triển FLC Hạ Long, Chủ tịch Công ty TNHH FLC Đồ Sơn Golf & Resort…
Bước đầu C01 xác định, bị can Trịnh Văn Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP chứng khoán BOS và các công ty có liên quan đã có các hanh vi che giấu thông tin về hoạt động chứng khoán, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hà Nội đồng ý cho trẻ mầm non đến trường từ ngày 13/4
Hà Nội - UBND TP.Hà Nội đồng ý cho trẻ mầm non thuộc 30 quận, huyện, thị xã được trở lại trường học trực tiếp từ ngày 13/4. |
Ngày 8/4, UBND TP.Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc số 1052/UBND-KGVX về việc cho trẻ mầm non được trở lại trường học trực tiếp và cho phép các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên thuộc 30 quận, huyện, thị xã được tổ chức các hoạt động giáo dục.
Theo đó, Ủy ban nhân dân Thành phố nhận được Tờ trình số 917/TTr-SGDĐT ngày 8/4/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc cho trẻ mầm non được trở lại trường học trực tiếp và cho phép các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên thuộc 30 quận, huyện, thị xã được tổ chức các hoạt động giáo dục sau thời gian tạm dùng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.
Về việc này, Ủy ban nhân dân Thành phố có ý kiến như sau: - Thống nhất về nguyên tắc theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 917/TTr-SGDĐT ngày 8/4/2022, thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 13/4/2022 (thứ Tư).
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Sở Y tế thường xuyên cập nhật, quán triệt đầy đủ, kịp thời thông tin, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về việc triển khai các hoạt động giáo dục, đào tạo. Bảo đảm an toàn công tác phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục, đào tạo để hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã triển khai tổ chức thực hiện.
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tiễn dịch bệnh để quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non và học viên tại các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên đi học trở lại trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các trường, cơ sở giáo dục..
Thượng Hải lập bệnh viện dã chiến sức chứa 50.000 bệnh nhân
Thượng Hải lập bệnh viện dã chiến lớn nhất với sức chứa 50.000 bệnh nhân COVID-19. Ảnh: AFP |
Thượng Hải (Trung Quốc) đã bước vào tuần phong tỏa thứ hai với số ca lây nhiễm kỷ lục khiến các cơ quan chức năng chỉ đạo thành lập bệnh viện dã chiến lớn nhất thành phố.
Cụ thể, ngày 8.4.2022, các nhà chức trách Trung Quốc cho biết, Thượng Hải sẽ thành lập bệnh viện dã chiến lớn nhất từ trước đến nay với sức chứa lên đến 50.000 bệnh nhân COVID-19 triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng để đối phó với tình trạng lây nhiễm ngày càng tăng cao ở thành phố 25 triệu dân này.
Theo chính quyền Thượng Hải, Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc gia ở quận Thanh Phố với diện tích khoảng 600.000 mét vuông, tương đương 84 sân bóng, sẽ tạm thời hoạt động như một bệnh viện dã chiến từ ngày mai, 9.4.2022.
Khái niệm “bệnh viện dã chiến” chỉ những điểm cách ly siêu l??n b??t đầu được sử dụng nhiều hơn từ đợt bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán vào năm 2020.
Thượng Hải đang phải “vật lộn” để ngăn chặn đợt bùng phát COVID-19 nghiêm trọng nhất tính từ trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên trong đợt dịch này vào ngày 1.3.
Ngày 7/4, thành phố lại ghi 21.222 ca mắc mới trong ngày trên tổng số 25 triệu dân đang bị phong tỏa.
Trung tâm tài chính của Trung Quốc đã ghi nhận 131.524 trường hợp dương tính với COVID-19 tính đến cuối ngày 7.4, trong đó, có đến 96% được cho là không có bất kỳ triệu chứng nào.
Sixth Tone dẫn tin từ cơ quan quản lý nhà ở và phát triển đô thị của thành phố cho biết, Thượng Hải hiện có bốn bệnh viện dã chiến do chính quyền thành phố trực tiếp quản lý với 38.000 giường bệnh kết hợp. Các quận của thành phố cũng đã bắt đầu vận hành các bệnh viện dã chiến nhỏ hơn với tổng công suất 21.000 giường bệnh, dự phòng 20.000 giường.
Liên H???p Quốc thông qua nghị quyết loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền
Đại hội đồng Liên H???p Quốc đã bỏ phiếu ngày 8.4 để đình chỉ Nga ở cơ quan nhân quyền hàng đầu của tổ chức vì những cáo buộc liên quan tới các binh sĩ Nga ở Ukraina.
Đại hội đồng Liên H???p Quốc bỏ phiếu đình chỉ Nga trong Hội đồng Nhân quyền ngày 7/4. Ảnh chụp màn hình |
AP nhận định, đây là động thái hiếm thấy, nếu không muốn nói là chưa từng có với 1 trong 5 thành viên có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên H???p Quốc.
Đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield gọi cuộc bỏ phiếu là "một khoảnh khắc lịch sử". Đại sứ Thomas-Greenfield đã phát động chiến dịch đình chỉ Nga trong Hội đồng Nhân quyền Liên H???p Quốc khi các video và hình ảnh về thị trấn Bucha, ngoại ô thủ đô Kiev được lan truyền sau khi các lực lượng Nga rút đi.
Nga là quốc gia thứ 2 trong lịch sử bị tước quyền thành viên tại Hội đồng Nhân quyền. Trước đó, Libya bị đình chỉ năm 2011 khi biến động chính trị của quốc gia Bắc Phi này khiến nhà lãnh đạo lâu năm Muammar Gadhafi bị lật đổ.
Hội đồng Nhân quyền Liên H???p Quốc có trụ sở tại Geneva có nhiệm vụ thu hút sự chú ý và phê duyệt các cuộc điều tra về vi phạm nhân quyền, đồng thời tổ chức đánh giá định kỳ về tình hình nhân quyền ở tất cả 193 quốc gia thành viên của Liên H???p Quốc.
Hội đồng Nhân quyền đã lập ra các ủy ban điều tra, tạo nên mức độ giám sát cao nhất với các vi phạm và lạm dụng nhân quyền bị cáo buộc, cung cấp mức giám sát cao nhất về các vi phạm và lạm dụng nhân quyền bị cáo buộc, với các cuộc xung đột ở Ukraina, Syria, lãnh thổ Palestine và các nơi khác. Cơ quan này cũng đã thiết lập các sứ mệnh tìm hiểu tình hình thực tế ở một số nơi như Libya, Myanmar...
Nghị quyết đình chỉ Nga khỏi cơ quan nhân quyền Liên H???p Quốc do Mỹ khởi xướng nhận được 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng, thấp hơn đáng kể so với hai nghị quyết mà Đại hội đồng Liên H???p Quốc đã thông qua vào tháng trước yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraina, rút toàn bộ quân đội Nga và bảo vệ dân thường. Cả hai nghị quyết đó đã được ít nhất 140 quốc gia thông qua.
Phó đại sứ Nga tại Liên H???p Quốc Gennady Kuzmin thông tin sau cuộc bỏ phiếu rằng, Nga đã rút khỏi hội đồng trước khi Đại hội đồng hành động. Ông Kuzmin cho biết, Nga coi việc thông qua nghị quyết là “một bước đi bất hợp pháp và có động cơ chính trị” bởi một nhóm các nước có “lợi ích kinh tế và chính trị ngắn hạn”.
Bằng cách rút lui, phát ngôn viên của hội đồng Rolando Gomez cho biết, Nga đã tránh bị tước tư cách quan sát viên tại cơ quan quyền lực này.
Hội đồng Nhân quyền gồm 47 thành viên được thành lập vào năm 2006. Cùng với Nga, bốn thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an Liên H???p Quốc - Anh, Trung Quốc, Pháp và Mỹ - đang đảm nhận những nhiệm kỳ 3 năm trong Hội đồng Nhân quyền./.
Cổng giải trí trực tuyến Dragon Hatching 2