Bộ Xây dựng đề xuất không quy định sở hữu chung cư có thời hạn
Ti???p thu, giải trình ý kiến Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Xây dựng không đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn vào trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Theo đó, người dân vẫn được sở hữu chung cư vĩnh viễn.
Chung cư cao tầng ở quận Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Phạm Cường |
Theo Bộ Xây dựng, sau khi xem xét dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), tại Thông báo số 2101/TB-TTKQH ngày 21/3/2023 và Báo cáo thẩm tra sơ bộ số 1546/BC-UBPL15 ngày 16/3/2023, cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Pháp luật đều đề nghị không quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư.
Lý do là liên quan đến việc chấm dứt quyền sở hữu một loại tài sản có giá trị lớn, là vấn đề nhạy cảm và còn những ý kiến chưa thống nhất. Do đó, Bộ Xây dựng đã đề nghị ti???p thu, rút quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn trong dự thảo Luật Nhà ở (bỏ các Điều 25, 26 quy định về xác lập và chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư).
Tuy nhiên, dự thảo Luật Nhà ở vẫn bổ sung, làm rõ nội dung về thời hạn sử dụng, trường hợp phá dỡ nhà chung cư; làm rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan khi phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Từ đó, có cơ sở để xử lý, giải quyết, tháo gỡ các trường hợp đang gặp khó khăn, vướng mắc đang diễn ra thực tế hiện nay.
Tại dự thảo Luật Nhà ở lúc đầu, Bộ Xây dựng - cơ quan chủ trì soạn thảo đã đưa ra 2 phương án về sở hữu nhà chung cư; trong đó, phương án 1 bổ sung mới quy định về sở hữu nhà chung cư; phương án 2 không quy định về sở hữu nhà chung cư.
Còn tại tờ trình mới nhất gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đưa ra 1 phương án duy nhất sở hữu nhà chung cư cần có thời hạn. Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế do cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
Trước đó, khi góp ý vào dự luật Nhà ở (sửa đổi) tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết đa số ý kiến thường trực cơ quan thẩm tra cũng tán thành việc không quy định thời hạn sở hữu chung cư. Bởi việc này tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản vốn đang gặp nhiều khó khăn.
Một ôtô vi phạm tốc độ hơn 2.000 lần trong tháng
Hệ thống giám sát hành trình của Cục Đường bộ Việt Nam phát hiện xe hợp đồng bi??n ki???m soát 29B-14712 vi phạm tốc độ 2.040 lần trong tháng 1/2023.
Sáng 11/4, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết xe phạm lỗi nhiều nhất của một doanh nghiệp du lịch. Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình liên tục truyền về Cục Đường bộ Việt Nam nên mỗi khi tài xế đạp chân ga quá tốc độ đều được ghi nhận là một lần vi phạm. Trong một ngày, tài xế có thể vi phạm cả trăm lần.
Ngoài xe hợp đồng trên, dữ liệu giám sát của Cục cũng cho thấy nhiều phương tiện vi phạm tốc độ từ 100 đến 500 lần trong một tháng. Có 26 xe buýt hoạt động trên địa bàn Hà Nội vi phạm, trong đó xe bi??n ki???m soát 29B-20147 chạy tuyến Hà Đông - Nội Bài phạm lỗi gần 500 lần.
Việc xử phạt vi phạm tốc độ thuộc thẩm quyền của cảnh sát giao thông. Hiện cảnh sát mới phạt ngu??i l??i này qua camera, chưa xử phạt theo hệ thống giám sát hành trình của Cục Đường bộ Việt Nam. Vì vậy với chức năng quản lý, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã tước phù hiệu, biển hiệu trong hai tháng với 820 xe vi phạm tốc độ từ 5 lần trở lên khi chạy trên 1.000 km. Những xe này không được tham gia hoạt động kinh doanh vận tải.
Thiết bị giám sát hành trình được Cục Đường bộ Việt Nam ứng dụng để quản lý thông tin về xe như tốc độ, thời gian lưu thông, dừng đỗ trả khách. Thông qua thiết bị này, Cục sẽ phối hợp với thanh tra, cảnh sát giao thông phát hiện hành vi vi phạm để kịp thời xử lý.
17.600 binh sỹ Mỹ và Philippines tập trận chung lớn nhất lịch sử
Ngày 11/4, Mỹ và Philippines đã khởi động cuộc tập trận Balikatan 2023 - cuộc tập trận tác chiến lớn nhất giữa hai nước từ trước đến nay.
Binh sỹ Mỹ tham gia cuộc tập trận chung Balikatan với binh sỹ Philippines tại thị trấn Capas, phía bắc Manila, Philippines, ngày 14/4/2016. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Theo kế hoạch, cuộc tập trận năm nay sẽ diễn ra trong 2 tuần - kéo dài gấp đôi thời gian so với cuộc tập trận này năm ngoái.
Balikatan 2023 có sự tham gia của khoảng 12.200 binh sỹ Mỹ, 5.400 binh sỹ Philippines và hơn 100 binh sỹ Australia. Đây là lần đầu tiên cuộc tập trận được tiến hành dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos.
Trong khuôn khổ cuộc tập trận Balikatan, lần đầu tiên các lực lượng diễn tập đổ bộ lên đảo Palawan, phía Tây Philippines.
Quân đội Mỹ cũng huy động tên lửa Patriot và hệ thống tên lửa có độ chính xác cao HIMARS trong cuộc diễn tập quân sự này.
Thiếu tướng Eric Austin, Chỉ huy trưởng Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, cho biết thông qua cuộc tập trận này, các lực lượng Philippines và Mỹ sẽ tăng cường năng lực tác chiến, kỹ năng chiến đấu và khả năng phối hợp để cùng nhau ứng phó với các thách thức.
Trong khi đó, người phát ngôn quân đội Philippines - Đại tá Medel Aguilar cho biết cuộc tập trận sẽ nâng cao "chiến thuật, kỹ thuật và quy trình trong một loạt hoạt động quân sự."
Trước đó, Manila và Washington đã đạt được thỏa thuận mở rộng sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại Philippines.
Theo thỏa thuận, quân đội Mỹ sẽ được phép sử dụng thêm 4 căn cứ quân sự ở Philippines./.
Trang web giải trí trực tuyến Chuông Giáng sinh Ding Dong