Các đại biểu tham dự Hội thảo |
Sáng 13/12, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Bình Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Minh Triết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng chí Phùng Quốc Hiển, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; PGS-TS Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; đồng chí Tạ Ngọc Tấn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương…
Về phía tỉnh Bình Dương có đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh và cán bộ các sở ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cùng GS-TS Tạ Ngọc Tấn chủ trì hội thảo.
Hội thảo giúp cho Bình Dương xác định tầm nhìn, định hướng trọng tâm trong thời gian tới
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi phát biểu chào mừng tại Hội thảo |
Hội thảo là một trong những hoạt động trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Bình Dương thực hiện Đề án khoa học “Tổng kết mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới của đất nước và tầm nhìn định hướng đến năm 2050".
Phát biểu chào mừng Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết, việc Bình Dương được Trung ương chọn để tổng kết mô hình phát triển với tư cách là mô hình điển hình về phát triển địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, góp phần thực hiện nhiệm vụ tổng kết 40 năm Đổi mới của đất nước và cung cấp luận cứ xây dựng Văn kiện Đại hội XIV của Đảng là vinh dự và có ý nghĩa đ??ng viên, cổ vũ rất lớn cho Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Bình Dương.
“Chúng tôi nhận thức rằng, Hội thảo khoa học hôm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Bình Dương. Hội thảo sẽ phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những mặt còn hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong quá trình phát triển của Bình Dương hơn 25 năm qua. Đặc biệt sẽ giúp cho Bình Dương xác định tầm nhìn, mục tiêu, những định hướng trọng tâm, đột phá chiến lược và động lực phát triển đến năm 2050”, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nhấn mạnh.
Đồng chí cũng cho biết, trong năm 2023, đến thời điểm này, tỉnh đã thực hiện đạt và vượt 17/20 chỉ tiêu phát triển của cả năm. Kinh tế tiếp tục có bước phát triển ở mức 6%. Thu ngân sách đạt 73.000 tỷ đồng. Giải ngân vốn đầu tư công trên 95%, với tổng vốn đầu tư trong năm khoảng 22.000 tỷ đồng. Trong năm 2024, Bình Dương xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm là: Tiếp tục tận tâm, tận lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khơi thông và huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối vùng. Tập trung phát triển vành đai công nghiệp thế hệ mới, phát triển công nghiệp xanh, đô thị thông minh. Xây dựng vùng đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Phát triển cân bằng giữa kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường. Tiến tới xây dựng Bình Dương thành một đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, nghĩa tình và thật sự là nơi đáng sống.
4 đột phá giúp Bình Dương thành công trong mô hình phát triển
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo |
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, Bình Dương tuy không phải là một địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cũng không phải là địa phương có những cơ sở hạ tầng chiến lược như cảng biển, sân bay, nhưng Bình Dương lại là điểm đến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nơi hội tụ của những nhà đầu tư chiến lược; là mảnh đất có sức hấp dẫn, thu hút mạnh mẽ đối với nguồn nhân lực có kỹ năng, có tinh thần đổi mới sáng tạo với khát vọng khởi nghiệp.
“Nhìn lại hơn một phần tư thế kỷ, Bình Dương thật sự đã trở thành một hình mẫu về sự bứt phá phát triển, điểm sáng trong cách thức phát huy lợi thế vị trí của một tỉnh sát gần một đô thị lớn; trong huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng hạ tầng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá”, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng chỉ rõ.
Cũng theo đánh giá của đ??ng chí Nguyễn Xuân Thắng, mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương là sự kết hợp thành công giữa khả năng khai thác, chắt chiu những lợi thế hiếm hoi, hoán chuyển được bất lợi thế thành lợi thế với một chiến lược phát triển đúng đắn để bứt phá, vươn lên; giữa khát vọng chinh phục những đỉnh cao phát triển với tầm nhìn vượt trước và tinh thần không ngừng đổi mới sáng tạo; giữa chủ trương mở đường, cơ chế tạo thuận lợi của trung ương được thể chế hoá, tích hợp và hội tụ với cách làm linh hoạt và sự vận dụng sáng tạo của đ??a phương; giữa sự đồng hành, chia sẻ của chính quyền với doanh nghiệp và người dân; giữa sự gắn kết chặt chẽ mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, phát triển con người, bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, v.v...
Theo đồng chí Nguyễn Xuân Thắng có một số vấn đề chính được xem là then chốt đã làm nên sự thành công của mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước, đó là: Đột phá, sáng tạo trong tư duy phát triển; Đột phá, đồng bộ trong quy hoạch phát triển; Đột phá, hiện đại trong hệ thống kết cấu hạ tầng và đột phá, tiên phong trong cải cách thể chế và hành chính để thu hút nguồn lực đầu tư.
Sự kết hợp một cách hài hoà, linh hoạt và sinh động của nhiều cấu phần mang tính đột phá nói trên đã được thể hiện rõ trên thực tế ở một số mô hình cụ thể như: Mô hình công ty phát triển Becamex IDC, mô hình Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP); mô hình Thành phố thông minh Bình Dương; mô hình Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương, mô hình công nghiệp – đô thị - dịch vụ thông minh, bền vững; mô hình công nghiệp – đô thị - dịch vụ quốc tế - đổi mới sáng tạo – khoa học công nghệ…
Nhìn lại hơn 25 năm qua, bên cạnh những dấu ấn nổi bật trong kỳ tích phát triển của Bình Dương, tỉnh cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức không hề nhỏ. Theo đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, nổi bật là địa phương phải vượt qua được tâm lý bằng lòng với thành công đã đạt được, nhưng quan trọng hơn là phải vượt qua được “bẫy năng suất” và “bẫy thu nhập trung bình” trong giai đoạn hậu phát triển công nghiệp.
Lễ ký kết về hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Học viện Chính trị khu vực II với Trường Chính trị tỉnh và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương |
Tại Hội thảo, đồng chí cũng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, làm sâu sắc hơn một số vấn đề trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, phân tích, làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển cấp tỉnh trong tiến trình đổi mới đất nước.
Thứ hai, từ thực tiễn phát triển của tỉnh Bình Dương, làm rõ nội hàm, khắc hoạ mô hình phát triển của tỉnh; chỉ ra những vấn đề đặt ra đ??i với mô hình này khi Bình Dương bước vào giai đoạn phát triển mới; đề xuất các quan điểm, định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương đến giữa thế kỷ XXI, đóng góp cho việc xây dựng dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII.
Thứ ba, từ những hạt nhân hợp lý của mô hình phát triển, những kinh nghiệm hay, cách làm đổi mới sáng tạo của tỉnh Bình Dương, nghiên cứu những điều kiện, khả năng vận dụng cho những địa phương khác trong cả nước; góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới, xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
Với tinh thần khoa học, dân chủ, sáng tạo, thẳng thắn, tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ những ý tưởng, kiến nghị, đề xuất thiết thực, có giá trị xung quanh các nội dung trọng tâm trên. Tất cả các ý kiến đều hướng tới mục tiêu vì sự phát triển của tỉnh Bình Dương, vì sự nghiệp đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Kết luận tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cảm ơn các các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, những tham luận được chuẩn bị công phu của các đại biểu tại Hội thảo. Đây là những chia sẻ thẳng thắn, trí tuệ góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới, xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Đồng thời các ý kiến thảo luận tại hội thảo cũng rất tâm huyết, trách nhiệm. "Đề nghị ban tổ chức hội thảo tỉnh Bình Dương và Hội đồng Lý luận Trung ương sẽ tổ chức hội nghị riêng để hoàn thiện tổng kết lý luận và nghiên cứu thực tiễn từ thực tế của tỉnh Bình Dương để đóng góp vào quá trình hoàn thiện đường lối đổi mới của chúng ta", đồng chí Nguyễn Xuân Thắng lưu ý.
Nhân dịp hội thảo, Học viện Chính trị khu vực II với Trường Chính trị và Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bình Dương tổ chức ký kết ghi nhớ hợp tác nhằm tiếp tục gắn kết bền chặt cùng nhau nghiên cứu khoa học, triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ phục vụ công tác lãnh đạo quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Dương; phối hợp tổ chức các sự kiện, hội thảo khoa học, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng, tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Bình Dương; phân tích đề xuất chính sách phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn phù hợp điều kiện tỉnh Bình Dương./.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: Trong nhiều yếu tố dẫn đến sự phát triển thành công của Bình Dương, quan trọng và quyết định nhất là bảo đảm và phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của đ??a phương trong sạch, vững mạnh toàn diện; xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong hệ thống chính trị cơ sở; quán triệt sâu sắc và tuân thủ các nguyên tắc, phương thức lãnh đạo của Đảng. |