Ông Lê Tự Lực Phó Giám đốc HPA phát biểu khai mạc Tọa đàm |
Chuyển đổi số hiện nay không chỉ tạo cơ hội kết nối mạng lưới, thu gọn khoảng cách giữa các bộ phận trong tổ chức, nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp và tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên, còn giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh. Để duy trì và nâng cao sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp phải thích nghi với sự thay đổi và sử dụng công nghệ số hóa để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, cải thiện hiệu suất và chất lượng, tạo ra giá trị cho khách hàng. Chuyển đổi số đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngày 7/11/2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức Tọa đàm chuyên đề: Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Hà Nội thuộc khuôn khổ Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Kết nối cùng Phát triển "Link to Grow"; - Hà Nội và các tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng với chủ đề công nghệ số, công nghệ cao và các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp điện tử, hệ sinh
thái liên quan (Hanoi DigiTech 2024).
Tham luận của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Tp Hà Nội về: Chuyển đổi số đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV). Chuyển đổi số là quá trình tích hợp các công nghệ số vào hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức, nhằm thay đổi cơ bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp giá trị mới cho khách hàng. Nó đại diện cho sự thay đổi trong cách quản lý, quy trình, thủ tục và văn hóa dựa trên nền tảng kỹ thuật số, nhằm mục tiêu gia tăng hiệu quả.
Tình hình chuyển đổi số (CĐS) trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Hà Nội còn hạn chế và hiệu suất thấp. Qua hoạt động cho thấy, một số DNVV vẫn chưa thấu hiểu đầy đủ về vai trò của CĐS, chưa xác định được hướng đi và lộ trình CĐS cần thiết.
Trong quá trình CĐS tại DNNV Hà Nội, lĩnh vực kế toán, thuế và khâu thiết kế được thực hiện CĐS mạnh nhất, với gần 40% doanh nghiệp sử dụng công nghệ số ở mức độ cao và thường xuyên. Về vấn đề nguồn lực tài chính cho CĐS DNNVV tại Hà Nội, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Hơn 45 % doanh nghiệp đã có dự toán ngân sách đầu tư cho CĐS, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế; 20% doanh nghiệp hoàn toàn không có dự toán ngân sách đầu tư cho CĐS.
Từ kết quả trên, một số giải pháp thúc đẩy CĐS tại DNNVV Hà Nội từ phía cơ quan quản lý nhà nước:
Chuyển đổi số hiện nay không chỉ tạo cơ hội kết nối mạng lưới, thu gọn khoảng cách giữa các bộ phận trong tổ chức, nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp và tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên, còn giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh. Để duy trì và nâng cao sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp phải thích nghi với sự thay đổi và sử dụng công nghệ số hóa để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, cải thiện hiệu suất và chất lượng, tạo ra giá trị cho khách hàng.
Hiện nay, các DNNVV đang đối mặt với thách thức lớn từ quá trình hội nhập và chuyển đổi số, cùng với khó khăn từ tình hình phức tạp của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. CĐS có tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên khảo sát công bố vào tháng 9/2021 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trên mẫu gần 10.000 doanh nghiệp, có thể thấy dịch COVID-19 đã tác động đến 87% trong số họ. Nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận sụt giảm lớn từ 50% đến 90% trong doanh thu so với trước đại dịch, một số DN thậm chí đã phải tạm ngừng sản xuất và kinh doanh. Vì vậy, việc CĐS trở thành một giải pháp quan trọng và là một xu hướng không thể tránh được để DNNVV cải thiện năng lực cạnh tranh, tăng hiệu suất sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh hội nhập và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Hà Nội đã đặt mục tiêu trở thành một trong năm địa phương dẫn đầu về CĐS và xây dựng chính quyền điện tử vào năm 2025. Để đạt được điều này, thành phố đã phát triển khai xaya dựng kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp và doanh nghiệp CĐS, Hà Nội đã đặt mục tiêu quan trọng đảm bảo 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn của thành phố nâng cao nhận thức về CĐS đến năm 2025. Đổi mới nhận thức và tu duy của chủ doanh nghiệp là điều quan trọng và cần thiết, bởi họ là người thực hiện và chỉ đạo CĐS.
Để thực hiện mục tiêu này, Hà Nội đã tận dụng nguồn lực tài chính để hỗ trợ khoảng 100.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong CĐS. Hỗ trợ này bao gồm việc cung cấp tài liệu hướng dẫn, đào tạo kiến thức, tư vấn, cung cấp các nền tảng số hóa và hỗ trợ tài chính cho việc mua hoặc thuê các giải pháp CĐS. Thành phố cũng khuyến khích doanh nghiệp sử dụng chữ ký số và hóa đơn điện tử. Đây là một bước quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và cải thiện hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại số hiện nay.
Đối tượng mà Thành phố ưu tiên hỗ trợ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ đăng ký trụ sở chính trên địa bàn TP. Hà Nội có nhu cầu hỗ trợ CĐS. Qua đó làm rõ những cơ hội và thách thức CĐS tại các DNVVV tại Hà Nội, từ đó khuyến nghị và giải pháp để tăng cường hiệu quả của quá trình CĐS.
Hà Nội đã phê duyệt Kế hoạch và Đề án 4889 về “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025”;. Kế hoạch này bao gồm một loạt các nhiệm vụ và hoạt động để thúc đẩy sự CĐScho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các năm 2024 và 2025 sẽ tập trung vào triển khai các hoạt động cụ thể như truyền thông, tuyên truyền, nâng cấp phần mềm thu thập dữ liệu, chỉnh sửa tài liệu, cẩm nang, ấn phẩm và đảm bảo hiệu quả CĐS toàn diện và hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp như đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân lực để đáp ưng CĐS. Đề án và kế hoạch nhằm hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi số và thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp số tại TP. Hà Nội.
Hầu hết các doanh nghiệp được qua quản lý họ cho thấy, họ thực hiện CĐS có sự phân mảnh, tức là họ quản lý từng chức năng hoạt động riêng lẻ, như vận chuyển hàng hóa, quản lý kho hàng, bán hàng, quản lý nhân sự và kế toán, mà thiếu tính kết nối và đồng bộ giữa các phần mềm hoặc quy trình liên quan chứ chưa đồng bộ trong toàn hệ thống. Hầu hết các doanh nghiệp ở Hà Nội đã thể hiện quan tâm đến việc chuyển đổi số, đặc biệt sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, tỉ lệ doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào CĐSvẫn còn thấp. Một số doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ số, nhưng chủ yếu trong một số nghiệp vụ cụ thể, chưa thực hiện đồng đều và toàn diện. Xét về mức độ sử dụng phần mềm trong các hoạt động của doanh nghiệp, kế toán là nghiệp vụ mà các DNNVV Hà Nội CĐS lớn nhất, với gần 40% doanh nghiệp sử dụng công nghệ số ở mức độ cao và thường xuyên.
Tình hình quản lý xe và vận chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp ở Hà Nội cho thấy rằng 64% doanh nghiệp mới chỉ sử dụng phần mềm số ở mức rất ít hoặc hiếm sử dụng. Doanh nghiệp ứng dụng phần mềm số thường xuyên ở hoạt động này chiếm tỷ lệ còn thấp. Hơn 40% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiện không hoặc rất ít sử dụng phần mềm số trong các hoạt động quản lý kho hàng, đơn hàng, khách hàng và quản lý nhân sự.
Nhìn chung các DNNVV tại Hà Nội đã có nhận thức về CĐS, nhưng quá trình CĐS còn rất thấp và chưa đạt như kỳ vọng. 35.75% doanh nghiệp đã từng sử dụng một số giải pháp CĐS nhưng hiện tại không còn sử dụng, 39.45% doanh nghiệp đã số hóa dữ liệu, quy trình. Tuy nhiên, chỉ 1.58% đã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, tự động hóa.
Giải pháp chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi lẽ, công nghệ trên thế giới ngày càng đổi mới, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhiều đối thủ đã sở hữu nền tảng số hóa lớn mạnh.
Để tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường, doanh nghiệp cần phải ứng dụng các giải pháp chuyển số. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý và chi phí nhân sự. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao trải nghiệm khách hàng, sự phối hợp giữa các phòng ban và quản lý thông tin tốt hơn.
Tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi lẽ, công nghệ trên thế giới ngày càng đổi mới, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhiều đối thủ đã sở hữu nền tảng số hóa lớn mạnh.
Để tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường, doanh nghiệp cần phải ứng dụng các giải pháp chuyển số. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý và chi phí nhân sự. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao trải nghiệm khách hàng, sự phối hợp giữa các phòng ban và quản lý thông tin tốt hơn. Giải pháp chuyển đổi số phụ thuộc định hướng doanh nghiệp Xác định 3 định hướng chiến lược chuyển đổi số để có giải pháp phù hợp Để tìm ra giải pháp cũng như ứng dụng chuyển đổi số một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu chiến lược chuyển đổi số của mình. Theo đó, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả cần tập trung vào 3 định hướng chính: Tối ưu hoạt động của doanh nghiệp: Với định hướng này, doanh nghiệp cần tối ưu hóa và tự động hóa quy trình, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả để giảm chi phí. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải nâng cao mức hài lòng của nhân viên và tìm ra phương thức mới để tăng doanh thu.
Chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại là điều không tránh khỏi |
Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Doanh nghiệp cần xác định đúng tập khách hàng, nâng cao trải nghiệm và thắt chặt quan hệ với khách hàng. Chuyển đổi mô hình kinh doanh: Mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nền tảng số, con đường kinh doanh mới và đem đến những sản phẩm số mới. Giải pháp công nghệ giúp tối ưu hoạt động kinh doanh của DN Tối ưu hóa quy trình vận hành: Để tối ưu hóa quy trình vận hành, doanh nghiệp cần tận dụng tối đa nguồn lực, tái sử dụng nguồn tài nguyên cũ. Đồng thời, doanh nghiệp ứng dụng linh hoạt công nghệ trong các khâu hoạt động để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Nhờ đó, các nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi và thay đổi (nếu cần). Xây dựng chuỗi cung ứng số: Là áp dụng các công nghệ tiên tiến như IoT, Big Data, Robotics, Blockchain, Computer Vision, Machine Learning… để đẩy mạnh hoạt động cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất. Xây dựng nhà máy thông minh: Doanh nghiệp tối ưu hóa và tự động hóa nhà máy để nâng cao hiệu quả cho quy trình sản xuất. Đơn giản hóa hoạt động back office: Doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ phần mềm RPA (Robotic Process Automation) vào trung tâm chia sẻ để tự động hóa các quy trình hoạt động từ tài chính, kế toán đến chăm sóc khách hàng. Đồng thời, quy trình cũng cần tích hợp thêm Al và Data Analytics để tối ưu hóa, thực hiện nhanh các nhiệm vụ và tiết kiệm chi phí Giải pháp cho mục tiêu hướng tới trải nghiệm khách hàng Hệ thống bán hàng đa kênh: Doanh nghiệp phát triển nhiều kênh bán hàng khác nhau để tăng khả năng tiếp cận và phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Ví dụ: Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng kết hợp với hàng online qua hotline, Website, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội… Giải pháp quản trị quan hệ khách hàng CRM: Doanh nghiệp tăng cường tương tác, giao tiếp và quản lý thông tin, nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn. Thiết kế trải nghiệm ấn tượng: Chiến lược để lại dấu ấn, làm cho khách hàng nhớ đến doanh nghiệp trong từng giai đoạn, ở mỗi điểm chạm và trong suốt quá trình trải nghiệm. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải tiếp cận theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm, quan tâm đến cảm xúc, nhu cầu của người dùng khi thiết kế trải nghiệm. Trải nghiệm cá nhân hóa: Doanh nghiệp có thể áp dụng các công nghệ hiện đại như phân tích dữ liệu, công nghệ thực tế ảo, Al để cá nhân hóa các sản phẩm, dịch vụ của chính mình. Điều này giúp mang đến các sản phẩm, dịch vụ phù hợp hơn với từng khách hàng và những trải nghiệm tốt nhất. 360 độ lắng nghe khách hàng: luôn luôn lắng nghe ý kiến khách hàng, phân tích phản hồi của họ để đưa ra phương án khắc phục nhược điểm và mang đến giá trị mới cho khách hàng. Chăm sóc khách hàng tối ưu: nhanh chóng xử lý các yêu cầu, phản hồi, khiếu nại của khách hàng, đảm bảo sự hài lòng và tăng sự trung thành với thương hiệu. Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết: xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng để giữ chân họ ở lại, ủng hộ sản phẩm, dịch vụ của mình và trở thành khách hàng trung thành. Tương tác nhất quán: Doanh nghiệp cần tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng. Để từ đó, doanh nghiệp có thể tăng cường mối quan hệ thân thiết với khách hàng và biến điều này thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình. |
Giám đốc Trung tâm HPA tham quan gian hàng về Chuyển đổi sớ |
Công tác CĐS trong doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hiện vẫn còn hạn chế và hiệu quả đạt được vẫn thấp. Một số doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về vai trò của CĐS và chưa xác định được vấn đề cũng như lộ trình cần thực hiện để CĐS cho doanh nghiệp.
Trong quá trình CĐS tại DNNV Hà Nội, lĩnh vực kế toán được thực hiện CĐS mạnh nhất, với gần 40% doanh nghiệp sử dụng công nghệ số ở mức độ cao và thường xuyên. Về vấn đề nguồn lực tài chính cho CĐS DNNVV tại Hà Nội, doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Việc áp dụng công nghệ số vào hoạt động kinh doanh đòi hỏi một nguồn lực tài chính đáng kể và nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi muốn đầu tư vào CĐS. Hơn 45 % doanh nghiệp đã có dự toán ngân sách đầu tư cho CĐS, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế; 20% doanh nghiệp hoàn toàn không có dự toán ngân sách đầu tư cho CĐS. Một số giải pháp thúc đẩy CĐS tại DNNVV Hà Nội cụ thể như:
Thứ nhất, hỗ trợ tài chính cho DNNVV trong quá trình CĐS có thể được thực hiện thông qua các biện pháp và chương trình như khoản vay ưu đãi: Chính phủ có thể cung cấp chương trình cho vay với lãi suất thấp hoặc không lãi suất để hỗ trợ DNNVV trong đầu tư vào công nghệ số. Những khoản vay này giúp giảm gánh nặng tài chính ban đầu; hỗ trợ tài chính trực tiếp như: Các chính quyền địa phương và tổ chức tài chính có thể cung cấp tài trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp để họ triển khai dự án chuyển đổi số, từ việc mua sắm thiết bị đến triển khai hệ thống; Chính sách thuế ưu đãi: Chính phủ có thể thiết lập các chính sách thuế ưu đãi, ví dụ như miễn thuế hoặc giảm thuế đối với các hoạt động và đầu tư liên quan đến CĐS. Điều này giúp giảm áp lực tài chính đối với DNNVV; Chương trình hỗ trợ và đào tạo: Cung cấp chương trình đào tạo và hỗ trợ để giúp DNNVV nắm vững các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả.
Thứ hai, để đẩy mạnh CĐS và tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV, UBND Hà Nội cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: (i) Thúc đẩy phát triển môi trường thể chế và pháp lý: Để đảm bảo DNNVV có đủ quyền và khuyến khích tham gia vào CĐS, UBND Hà Nội cần cải thiện môi trường thể chế và pháp lý.
Điều này bao gồm việc ban hành các quy định hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động CĐS, Xây dựng quy hoạch và quy chuẩn: UBND Hà Nội cần phải xây dựng và công bố quy hoạch về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, cần phát hành các quy chuẩn để trao đổi thông tin giữa các cơ quan và đơn vị, nhằm đảm bảo sự liên kết và đồng bộ trong việc đầu tư và phát triển hạ tầng CĐS; Phát triển hạ tầng số và mạng di động 5G: Trong tương lai, UBND Hà Nội cần tiếp tục phát triển hạ tầng số, đặc biệt là triển khai mạng di động 5G. Điều này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc CĐS và đảm bảo kết nối nhanh chóng và hiệu quả; Hỗ trợ và đào tạo CĐS: UBND Hà Nội cần hỗ trợ và đào tạo các chuyên gia CĐS cho các DNNVV. Điều này có thể bao gồm việc hình thành và tổ chức mạng lưới chuyên gia tư vấn về CĐS, hỗ trợ đào tạo và tư vấn CĐS cho các DNNVV; Phát triển gói hỗ trợ: UBND Hà Nội cần xây dựng các gói hỗ trợ CĐS, bao gồm hướng dẫn và giải pháp công nghệ cho các nhóm đối tượng khác nhau, tùy theo quy mô, giai đoạn phát triển kinh doanh và theo lĩnh vực, ngành nghề.