
(ĐCSVN) – Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025 đang rất chậm dường như là hệ quả tất yếu từ việc “vỡ” kế hoạch giai đoạn trước đó. Những vướng mắc trong việc định giá đất, định giá tài sản và các đơn vị triển khai thiếu quyết liệt vẫn còn tồn tại, tiếp tục được ghi nhận là rào cản lớn nhất. Đã đến lúc cần làm rõ trách nhiệm và có phương án xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi không hoàn thành mục tiêu, kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn đã đề ra.

(ĐCSVN)- Chỉ với vài tin đồn bịa đặt trên mạng xã hội đã có thể gây ra nhiều hệ lụy. Trong khi đó, mức xử phạt hành chính được cho là chưa đủ sức răn đe so với thiệt hại to lớn mà các đối tượng tung tin đồn gây ra.

(ĐCSVN) - Nhất trí cao với sự cần thiết phải sửa đổi Luật đất đai, song nhiều đại biểu đề xuất Ban soạn thảo bỏ khung giá đất để giải quyết tắc nghẽn trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng; cần có sự thẩm tra, giám sát kỹ lưỡng của Hội đồng Nhân dân địa phương về xác định giá đất; cũng như làm rõ cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý về di sản với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.

(ĐCSVN) - Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại là 142.209 tỷ đồng, chiếm khoảng 11,8% dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp cuối năm 2021. Việc mua lại trước hạn đã giảm được một phần quy mô đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khả năng đảo nợ trái phiếu của nhóm doanh nghiệp bất động sản khá thấp. Đã đến lúc các cơ quan chức năng và chính các doanh nghiệp phát hành cần chung tay tìm lời giải thỏa đáng cho vấn đề này.

(ĐCSVN) - Để phát triển Thủ đô theo Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng có rất nhiều yếu tố. Trong đó cần phát triển kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển; thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số; tập trung phát triển văn hóa Hà Nội…

(ĐCSVN) – Những điểm sáng đáng tự hào trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi và vượt qua đại dịch là những tín hiệu, nền tảng tích cực tạo niềm tin và động lực phát triển cho những năm tiếp theo.

(ĐCSVN) - Năm 2022 vượt qua những khó khăn của đại dịch COVID-19, kinh tế TP Hồ Chí Minh đã bứt phá ngoạn mục. Con số tăng trưởng GRDP trong năm 2022 đạt hơn 9% thật sự quá ấn tượng, đã minh chứng cho những nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và Nhân dân Thành phố.

(ĐCSVN) - Các đại biểu Quốc hội đánh giá những nội dung đưa vào chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ hai là những vấn đề cấp bách, cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Việc tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ hai cho thấy sự quyết liệt, khẩn trương của Quốc hội trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật.

(ĐCSVN) - Góp ý vào Luật đất đai sửa đổi, một số chuyên gia cho rằng, vệc định giá đất phải được thực hiện theo phương pháp khoa học, khách quan, dựa trên các dữ liệu, cơ sở dữ liệu được thu thập đầy đủ, đặc biệt là các dữ liệu về thị trường giao dịch thực tế. Cần hướng tới hiện đại hóa công tác định giá đất dựa trên một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ.

(ĐCSVN) - Một số chuyên gia đề xuất rằng cần bỏ khung giá trần vé máy bay để giá vé máy bay theo cơ chế thị trường, tạo nền tảng phát triển lành mạnh cho hãng bay. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc bỏ giá trần vé máy bay dễ dẫn đến việc được tự định giá tự tăng giá, các doanh nghiệp khác cũng sẽ tăng theo và người tiêu dùng bị ảnh hưởng. Và câu chuyện nên hay không nên bỏ trần giá vé máy bay đã được đưa ra tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều.