Toàn cảnh lớp học. |
Tham d?? có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, An Giang, Lào Cai, Hoà Bình, Cao Bằng, Quảng Ninh, Đắk Lắk, Thanh Hóa, Ninh Bình…
Theo ông Lê Quốc Trung, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, cố vấn cao cấp của Trung tâm Bồi Dưỡng nghiệp vụ báo chí, việc đưa tin về các lĩnh vực của xã hội đã khó nhưng đưa tin về nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khó hơn rất nhiều.
Báo chí và phương tiện truyền thông với chức năng thông tin, định hướng dư luận, có trách nhiệm cung cấp cho công chúng những thông tin phù hợp, chính xác và khách quan nhằm bảo vệ, chống lại mọi sự kỳ thị, phân biệt đối xử với họ, góp phần chống phân biệt đối xử và làm giảm thành kiến của xã hội đối với nhóm đối tượng này; qua đó, thúc đẩy một xã hội Việt Nam hòa nhập và bình đẳng hơn - ông Lê Quốc Trung nhấn mạnh.
Tham d?? có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí. |
Thông qua khóa bồi dưỡng, góp phần nâng cao hiểu biết và nhận thức cho nhà báo, phóng viên, biên tập viên về các vấn đề liên quan đến các nhóm người dễ bị phân biệt đối xử; từng bước cải thiện chất lượng nội dung truyền thông, thực hiện các sản phẩm báo chí đảm bảo về quy định pháp lý, đạo đức nghề nghiệp, tính nhân văn và quyền lợi của các nhóm người dễ bị tổn thương./.